Cấu tạo của rờ-le:
Rờ-le có cấu tạo hết sức đơn giản, gồm 4 bộ phận sau đây:
-Nam châm điện
-Lõi sắt
-Lò xo
-Các tiếp điểm
Hình sau đây minh họa rõ hơn 4 bộ phận của rờ-le trong thực tế:
Trong hình bên trên, bạn thấy rờ-le gồm 2 phần tách rời nhau là phần đế dưới và phần nam châm điện. Còn trong hình mô phỏng bên dưới, một công tắc đóng ngắt nguồn cho nam châm điện. Khi công tắt đóng (on), nam châm điện có từ trường sẽ hút thanh sắt (màu xanh). Thanh sắt dịch chuyển giữa hai vị trí giống như một công tắt. Khi có lực hút từ trường, thanh sắt ở vị trí hai (thường hở) đèn sáng. Ngược lại, lò xo sẽ kéo thanh sắt lên vị trí 1 (thường đóng) làm hở mạch, đèn tắt
Khi mua một rờ-le ở chợ, bạn phải lưu ý các thông số sau:
1. Điện áp và dòng điện cần thiết hoạt động (hút thanh sắt)
2. Điện áp và dòng điện tối đa mà rơ-le có thể chịu đựng
3. Số lượng thanh sắt (đóng ngắt tốt hơn)
4. Số lượng tiếp điểm (trường hợp trong hình là 2 tiếp điểm)
5. Tiếp điểm thường đóng(NC) hay thường hở(NO)
Ứng dụng của rờ-le:
Nhìn chung, công dụng của rờ-le là "dùng một năng lượng nhỏ để đóng cắt nguồn năng lượng lớn hơn". Ví dụ như bạn có thể dùng dòng điện 5V, 50mA để đóng ngắt dòng điện 120V,2A.
Rờ-le được dùng khá thông dụng trong các ứng dụng điều khiển động cơ và chiếu sáng.
Nó cũng thường thấy trong động xe hơi, khi chỉ cần nguồn 12V là có thể điều khiển được dòng rất lớn. Ở các thế hệ xe hơi đời sau, nhà sản xuất kết hợp rờ-le với cầu chì chung một vỏ để dễ dàng bảo trì.
Khi cần đóng cắt nguồn năng lượng lớn, rờ-le thường được ghép nối tiếp. Nghĩa là một rờ-le nhỏ điều khiển một rờ-le lớn hơn, và rơ-le lớn sẽ điều khiển nguồn công suất.
Đăng nhận xét