Làm sao để 8 người ở 1 đầu nói và nghe được 8 người ở đầu bên kia cùng một lúc?. Ta không thể dùng 8 đường dây để kết nối cho 8 đường tín hiệu được vì tốn kém, bị nhiễu giữa các đường dây hay suy giảm tín hiệu trên đường dây đặc biệt khi khoảng cách truyền xa lên hay có nhiều hơn số đường cần truyền (16, 32, 100,…). Có 1 cách là ghép các đường tín hiệu lại với nhau để giảm bớt số đường truyền và rõ ràng bên nhận được cũng phải tách đường nhận được trở lại 8 đường tín hiệu ban đầu nhưng để không lẫn lộn giữa các đường tín hiệu ghép lại thì cần phải đặt cho mỗi đường một mã riêng. Mạch điện tử thực hiện chức năng ghép nhiều đường lại với nhau được gọi là mạch dồn kênh còn mạch điện tử sẽ tách đường nhận được ra nhiều đường tín hiệu ban đầu được gọi là mạch tách kênh. Mạch dồn kênh và tách kênh ngày nay được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện đại liên quan trực tiếp tới điện tử như ghép tách kênh điện thoại, kênh truyền hình, truyền dữ liệu nối tiếp, mạng truyền internet,… Với tần số hoạt động được của các IC mạch số hàng Mhz trở lên nên cho phép ghép truyền được rất nhiều đường tín hiệu và dữ liệu đi coi như là đồng thời. Phần này ta sẽ tìm hiểu về các mạch dồn kênh, tách kênh dùng IC số và những ứng dụng liên quan.
Mạch dồn kênh là gì?
Mạch dồn kênh hay còn gọi là mạch ghép kênh, đa hợp (Multiplexer-MUX) là 1 dạng mạch tổ hợp cho phép chọn 1 trong nhiều đường ngõ vào song song (các kênh vào) để đưa tới 1 ngõ ra (gọi là kênh truyền nối tiếp). Việc chọn đường nào trong các đường ngõ vào do các ngõ chọn quyết định. Ta thấy MUX hoạt động như 1 công tắc nhiều vị trí được điều khiển bởi mã số. Mã số này là dạng số nhị phân, tuỳ tổ hợp số nhị phân này mà ở bất kì thời điểm nào chỉ có 1 ngõ vào được chọn và cho phép đưa tới ngõ ra.
Các mạch dồn kênh thường gặp là 2 sang 1, 4 sang 1, 8 sang 1, …Nói chung là từ2n sang 1. Mục dưới sẽ nói đến mạch dồn kênh 4 sang 1
1.1 Mạch dồn kênh 4 sang 1
Hình 2.2.1 Mạch dồn kênh 4 sang 1 và bảng hoạt động
Mạch trên có 2 ngõ điều khiển chọn là S0 và S1 nên chúng tạo ra 4 trạng thái logic. Mỗi một trạng thái tại một thời điểm sẽ cho phép 1 ngõ vào I nào đó qua để truyền tới ngõ ra Y. Như vậy tổng quát nếu có 2n ngõ vào song song thì phải cần n ngõ điều khiển chọn.
Cũng nói thêm rằng, ngoài những ngõ như ở trên, mạch thường còn có thêm ngõ G : được gọi là ngõ vào cho phép (enable) hay xung đánh dấu (strobe). Mạch tổ hợp có thể có 1 hay nhiều ngõ vào cho phép và nó có thể tác động mức cao hay mức thấp. Như mạch dồn kênh ở trên, nếu có thêm 1 ngõ cho phép G tác động ở mức thấp, tức là chỉ khi G = 0 thì hoạt động dồn kênh mới diễn ra còn khi G = 1 thì bất chấp các ngõ vào song song và các ngõ chọn, ngõ ra vẫn giữ cố định mức thấp (có thể mức cao tuỳ dạng mạch)
Như vậy khi G = 0
S1S0 = 00, dữ liệu ở I0 sẽ đưa ra ở Y
S1S0 = 01, dữ liệu ở I1 sẽ đưa ra ở Y
S1S0 = 10, dữ liệu ở I2 sẽ đưa ra ở Y
S1S0 = 11, dữ liệu ở I3 sẽ đưa ra ở Y
do đó biểu thức logic của mạch khi có thêm ngõ G là
Y =G.S1S0I0 + G.S1SI1 + G.S1S0I2 + G.S1S0I3
Ta có thể kiểm chứng lại biểu thức trên bằng cách : từ bảng trạng thái ở trên, viết biểu thức logic rồi rút gọn (có thể dùng phương pháp rút gọn dùng bìa Kạc nô.
Và sau đó bạn có thể xây dựng mạch dồn kênh trên bằng các cổng logic. Cấu tạo logíc của mạch như sau : (lưu ý là trên hình không xét đến chân cho phép G)
Nhận thấy rằng tổ hợp 4 cổng NOT để đưa 2 đường điều khiển chọn S0, S1 vào các cồng AND chính là 1 mạch mã hoá 2 sang 4, các ngõ ra mạch mã hoá như là xung mở cổng AND cho 1 trong các đường I ra ngoài. Vậy mạch trên cũng có thể vẽ lại như sau :
Hình 2.2.2 Cấu trúc mạch dồn kênh 4 sang 1
|
Hình 2.2.3 Dồn kênh 4 sang 1 từ giải mã 2 sang 4
|
1.2 Một số IC dồn kênh hay dùng
Hình 2.2.4 Kí hiệu khối của một số IC dồn kênh hay dùng
74LS151 có 8 ngõ vào dữ liệu, 1 ngõ vào cho phép G tác động ở mức thấp, 3 ngõ vào chọn C B A, ngõ ra Y còn có ngõ đảo của nó : Y. Khi G ở mức thấp nó cho phép hoạt động ghép kênh mã chọn CBA sẽ quyết định 1 trong 8 đường dữ liệu được đưa ra ngõ Y. Ngược lại khi G ở mức cao, mạch không được phép nên Y = 0 bất chấp các ngõ chọn và ngõ vào dữ liệu. 74LS153 gồm 2 bộ ghép kênh 4:1 có 2 ngõ vào chọn chung BA mỗi bộ có ngõ cho phép riêng, ngõ vào và ngõ ra riêng. Tương tự chỉ khi G ở mức 0 ngõ Y mới giống 1 trong các ngõ vào tuỳ mã chọn. 74LS157 gồm 4 bộ ghép kênh 2:1 có chung ngõ vào cho phép G tác động ở mức thấp, chung ngõ chọn A. Ngõ vào dữ liệu 1I0, 1I1 có ngõ ra tương ứng là 1Y, ngõ vào dữ liệu 2I0, 2I1 có ngõ ra tương ứng là 2Y, … Khi G ở thấp và A ở thấp sẽ cho dữ liệu vào ở ngõ nI0 ra ở nY (n = 1,2,3,4) còn khi A ở cao sẽ cho dữ liệu vào ở nI1 ra ở nY. Khi = 1 thì Y = 0Chẳng hạn với 74LS153, kí hiệu khối, chân ra, bảng trạng thái và cấu tạo logic được minh hoạ ở những hình dưới, với những IC khác cũng tương tự, bạn có thể tìm thấy trong tờ dữ liệu ở phần phụ lục
Hình 2.2.5 Kí hiệu khối và chân ra của 74LS153
Bảng sự thật của 74LS53
Hình 2.2.6 Cấu tạo bên trong của 74LS153
1.3 Ứng dụnga) Mở rộng kênh ghépCác mạch ghép kênh ít ngõ vào có thể được kết hợp với nhau để tạo mạch ghép kênh nhiều ngõ vào. Ví dụ để tạo mạch ghép kênh 16:1 ta có thể dùng IC 74LS150 hoặc các IC tương tự, nhưng có 1 cách khác là ghép 2 IC 74LS151Sơ đồ ghép như sau :
Hình 2.2.7 Hai cách mở rộng kênh ghép 16 sang 1 từ IC74LS151
(74LS151 là IC dồn kênh 8 sang 1)
b) Chuyển đổi song song sang nối tiếp :Các dữ liệu nhị phân nhiều bit, chẳng hạn mã ASCII, word,... thường được xử lí song song, tứ là tất cả chúng được làm 1 lúc. Trong máy tính, dữ liệu được di chuyển từ nơi này đến nơi khác cùng 1 lúc trên các đường dẫn điện song song gọi là các bus. Khi dữ liệu được truyền đi qua khoảng cách dài chẳng hạn hàng chục mét thì cách truyền song song không còn thích hợp vì tốn nhiều đường dây, rồi nhiễu, .... Lúc này mạch dồn kênh có thể dùng như mạch chuyển đổi song song sang nối tiếp tương tự như mạch ghi dịch mà ta đã xét ở phần trước.Cách nối
Hình 2.2.8 Chuyển đổi dữ liệu truyền từ song song sang nối tiếp
Mạch ở hình trên cho phép truyền dữ liệu 16 bit trên đường truyền nối tiếp thông qua IC dồn kênh 74LS150. Tất nhiên cần 1 mạch đếm để tạo mã số nhị phân 4 bit cho 4 ngõ chọn của mạch dồn kênh (chẳng hạn 74LS93). Mạch đếm hoạt động khiến mã chọn thay đổi từ 0000 rồi 0001, rồi đến 1111 và lại vòng trở lại 0000 đếm lên tiếp khiến dữ liệu vào song song được chuyển đổi liên tiếp sang nối tiếp. Cũng cần phải có một mạch dao động để tạo xung kích cho mạch đếm, nếu tần số dao động tạo xung kích cho mạch đếm rất lớn thì dữ liệu được luân chuyển nhanh, và với tốc độ lớn như vậy với cảm nhận của con người thì dữ liệu dường như được truyền đồng thời. Nguyên lí này được áp dụng cho ghép kênh điện thoại và nhiều ứng dụng khtransistorc) Dùng dồn kênh để thiết kế tổ hợp :Các mạch dồn kênh với hoạt động logic như đã xét ở trước ngoài cách dùng để ghép nhiều đường ngõ vào còn có thể dùng để thiết kế mạch tổ hợp đôi khi rất dễ dàng vì :Không cần phải đơn giản biểu thức nhiềuThường dùng ít ICDễ thiết kếBài toán thiết kế mạch tổ hợp như bảng dưới đây cho thấy rõ hơn điều này
Ví dụ : Thiết kế mạch tổ hợp thoả bảng sự thật sau
Từ bảng sự thật ta có biểu thức logic là :
Y=ABC+ABC+ABC+ABC
Đây là biễu thức thuộc dạng tổng của các tích. Như cách thiết kế ở trước ta sẽ sử dụng các cổng logic gồm 3 cổng NOT, 4 cổng NAND, 1 cổng OR, còn nếu chuyển sang dùng toàn cổng NAND không thì phải cần tới 3 cổng NAND 2 ngõ vào, 4 cổng NAND 3 ngõ vào và 1 cổng NAND 4 ngõ vào chưa kể là phải đơn giản biểu thức nếu có thể trước khi thực hiện.
|
Hình 2.2.9 Thiết kế tổ hợp dùng mạch dồn kênh
MẠCH TÁCH KÊNH
Mạch tách kênh là gì?
Bộ chuyển mạch phân kênh hay còn gọi là tách kênh, giải đa hợp (demultiplexer) có chức năng ngược lại với mạch dồn kênh tức là : tách kênh truyền thành 1 trong các kênh dữ liệu song song tuỳ vào mã chọn ngõ vào. Có thể xem mạch tách kênh giống như 1 công tắc cơ khí được điều khiển chuyển mạch bởi mã số. Tuỳ theo mã số được áp vào ngõ chọn mà dữ liệu từ 1 đường sẽ được đưa ra đường nào trong số các đường song song.
Các mạch tách kênh thường gặp là 1 sang 2, 1 sang 4, 1 sang 8, ...Nói chung từ 1 đường có thể đưa ra 2n đường, và số đường để chọn sẽ phải là n. Mục dưới sẽ nói đến mạch tách kênh 1 sang 4
2.1 Mạch tách kênh 1 sang 4
Hình 2.2.9 Mạch tách kênh 1 sang 4
Mạch tách kênh từ 1 đường sang 4 đường nên số ngõ chọn phải là 2
Khi ngõ cho phép G ở mức 1 thì nó cấm không cho phép dữ liệu vào được truyền ra ở bất kì ngõ nào nên tất cả các ngõ ra đều ở mức 0
Như vậy khi G = 0 BA = 00 dữ liệu S được đưa ra ngõ Y0, nếu S = 0 thì Y0 cũng bằng 0 và nếu S = 1 thì Y0 cũng bằng 1,tức là S được đưa tới Y0; các ngõ khác không đổi
Tương tự với các tổ hợp BA khác thì lần lượt ra ở S sẽ là Y1, Y2, Y3
Biểu thức logic của các ngõ ra sẽ là :
Y0 = G.B.A.S
Y1 = G.B.A.S
Y2 = G.B.A.S
Y3 = G.B.A.S
Từ đây có thể dùng cổng logic để thiết kế mạch tách kênh
Hình 2.2.10 Cấu trúc của mạch tách kênh 1 sang 4
|
Ví dụ : Khảo sát IC 74LS155
Hình 2.2.12 Kí hiệu khối và chân ra của 74LS155
Trong cấu trúc của nó gồm 2 bộ tách kênh 1 sang 4, chúng có 2 ngõ chọn A0A1 chung, ngõ cho phép cũng có thể chung khi nối chân 2 nối với chân 15). Một lưu ý khác là bộ tách kênh đầu có ngõ ra đảo so với ngõ vào (dữ liệu vào chân 1 không đảo) còn bộ tách kênh thứ 2 thì ngõ vào và ngõ ra như nhau khi được tác động ( dữ liệu vào chân 14 đảo).
Cấu trúc logic của mạch không khác gì so với mạch đã xét ở trên ngoài trừ mạch có thêm ngõ cho phép
Bảng sự thật của 74LS155
Mạch tách kênh hoạt động như mạch giải mã
Nhiều mạch tách kênh còn có chức năng như 1 mạch giải mã. Thật vậy,vào dữ liệu S không được dùng như 1 ngõ vào dữ liệu nối tiếp mà lại dùng như ngõ vào cho phép còn các ngõ vào chọn CBA khi này lại được dùng như các ngõ vào dữ liệu và các ngõ ra vẫn giữ nguyên chức năng thì mạch đa hợp lại hoạt động như 1 mạch giải mã.
Tuỳ thuộc mã dữ liệu áp vào ngõ C B A mà một trong các ngõ ra sẽ lên cao hay xuống thấp tuỳ cấu trúc mạch. Như vậy mạch tách kênh 1:4 như ở trên đã trở thành mạch giải mã 2 sang 4 . Thực tế ngoài ngõ S khi này trở thành ngõ cho phép giải mã, mạch trên sẽ phải cần một số ngõ điều khiển khác để cho phép mạch hoạt động giải mã hay tách kênh; còn cấu tạo logic của chúng hoàn toàn tương thích nhau. Hình sau cho phép dùng mạch tách kênh 1 sang 4 để giải mã 2 sang 4
Hình 2.2.13 Mạch tách kênh hoạt động như mạch giải mã
Tương tự ta cũng có các loại mạch khác như vừa tách kênh 1:8 vừa giải mã 3:8, tách kênh 1:16/giải mã 4:16…
2.2 Một số IC giải mã tách kênh hay dùng
Khảo sát IC tách kênh/giải mã tiêu biểu 74LS138
- 74LS138 là IC MSI giải mã 3 đường sang 8 đường hay tách kênh 1 đường sang 8 đường thường dùng và có hoạt động logic tiêu biểu, nó còn thường được dùng như mạch giải mã địa chỉ trong các mạch điều khiển và trong máy tính.
- Sơ đồ chân và kí hiệu logic như hình dưới đây :Hình 2.2.14 Kí hiệu khối và chân ra của 74LS138
- Trong đó
- A0, A1, A2 là 3 đường địa chỉ ngõ vào
- E1, E2 là các ngõ vào cho phép (tác động mức thấp)
- E3 là ngõ vào cho phép tác động mức cao
- O0 đến O7 là 8 ngõ ra (tác động ở mức thấp )
Hình 2.2.15 Cấu trúc bên trong 74LS138 - Hoạt động giải mã như sau :Đưa dữ liệu nhị phân 3bit vào ở C, B, A(LSB), lấy dữ liệu ra ở các ngõ O0 đến O7; ngõ cho phép E2 và E3 đặt mức thấp, ngõ cho phép E1 đặt ở mức cao. Chẳng hạn khi CBA là 001 thì ngõ O1 xuống thấp còn các ngõ ra khác đều ở cao.
- Hoạt động tách kênh :Dữ liệu vào nối tiếp vào ngõ E2, hay E3 (với ngõ còn lại đặt ở thấp). Đặt G = 1 để cho phép tách kênh. Như vậy dữ liệu ra song song vẫn lấy ra ở các ngõ O0 đến O7. Chẳng hạn nếu mã chọn là 001thì dữ liệu nối tiếp S sẽ ra ở ngõ O1 và không bị đảo.
- Mở rộng đường giải mã : 74LS138 dùng thêm 1 cổng đảo còn cho phép giải mã địa chỉ từ 5 sang 32 đường (đủ dùng trong giải mã địa chỉ của máy vi tính). Hình ghép nối như sau :Hình 2.2.16 Ghép 4 IC 74LS138 để có mạch giải mã 5 đường sang 32 đường
Các IC giải mã tách kênh khác :
- Ngoài 74LS155 và 74LS138 được nói đến ở trên ra còn một số IC cũng có chức năng giải mã/tách kênh được kể ra ở đây là
- 74139/LS139 gồm 2 bộ giải mã 2 sang 4 hay 2 bộ tách kênh 1 sang 4, chúng có ngõ cho phép (tác động mức thấp) và ngõ chọn riêng
- 74154/LS154 bộ giải mã 4 sang 16 đường hay tách kênh 1 sang 16 đường
- 74159/LS159 giống như 74154 nhưng có ngõ ra cực thu để hở
- 74155/LS155 như đã khảo sát ở trên : gồm 2 bộ giải mã 2 sang 4 hay 2 bộ tách kênh 1 sang 4. Đặc biệt 74155 còn có thể hoạt động như 1 bộ giải mã 3 sang 8 hay tách kênh 1 sang 8 khi nối chung ngõ cho phép với ngõ vào dữ liệu nối tiếp và nối chung 2 ngõ chọn lại với nhau.
- 74156/LS156 giống như 74155 nhưng có ngõ ra cực thu để hở.
- Công nghệ CMOS cũng có các IC giải mã/tách kênh tương ứng như bên TTL chẳng hạn có 74HC/HCT138,...Hơn thế nữa nhiều IC họ CMOS còn cho phép truyền cả dữ liệu số lẫn dữ liệu tương tự. Một số IC được kể ra ở đây là
- 74HC/HCT4051 dồn/tách kênh tương tự số 1 sang 8 và ngược lại
- 74HC/HCT4052 dồn/tách kênh tương tự số 1 sang 4 và ngược lại
- 74HC/HCT4053 dồn/tách kênh tương tự số 1 sang 2 và ngược lại
Khảo sát IC 4051
- Khi dồn kênh dữ liệu vào chân COM OUT/IN, ra ở 3 kênh CHANNEL I/O từ 0 đến 7.
- Ngược lại, khi tách kênh thì dữ liệu song song vào các chân CHANNEL I/O 0 đến 7 và ra ở chân COM OUT/IN;
- 3 ngõ chọn là A, B, C.
- Chân INH (inhibit) cho phép dữ liệu được phép truyền ra.
- Hoạt động của IC được tóm tắt như bảng sau :Hình 2.2.17 Chân ra 4051
- Cấu trúc logic mạch khá phức tạp như hình dưới đâyHình 2.2.18 Cấu trúc mạch của 4051Nguồn huongnghiepviet.com
Đăng nhận xét