1. Footpin
Khi tạo chân linh kiện các bạn chú ý như sau:
Khi tạo footpin cho một linh kiện bắt buộc phải đọc datasheet của nó để biết các thông số về cơ khí (tụ, trở thì thôi khỏi cần, dùng thước đo chân là được)
Nên đặt lỗ khoan chân linh kiện theo các kích thước chuẩn của các loại mũi khoan bán trên thị trường và các cơ sở gia công PCB như sau:
+ 0.3mm (lỗ khoan của via);
+ 0.6mm (lỗ khoan của via hoặc một số tụ, trở nhỏ);
+ 0.8mm (tụ, trở , diode muỗi, IC, Led, tran loại nhỏ như c1815, c945 ...);
+ 1mm (tụ, trở
+ 1.2mm (Tụ, trở công suất, 78XX kiểu chân TO220, LM2575,2576, LM317,337, Tran công suất, các loại zắc cắm);
+ 1.3mm (có thể dùng thay thế cho 1.2mm nếu muốn chân rộng hơn);
+ 1.5mm (Tụ loại to);
+ 2mm ;2.5mm; 3mm.
Sở dĩ mình phải liệt kê ra như thế này vì chân của các linh kiện không phải có kích thước chuẩn như thế này mà nó chỉ xấp xỉ thôi, như điện trở nếu dùng thước đó nó tầm 0.78mm, khi ta set lỗ khoan thì set 8mm.
Lớp BOT, TOP (Orcad là TOP, BOT, Altium là GTL, GBL, Multisim là copper top, copper bot...) các bạn đặt đường kính lớn hơn đường kính lỗ khoan 1mm, trường hợp những bo mạch cần tiết kiệm kích thước thì lớn hơn 0.8mm. Ví dụ điện trở có lỗ khoan là 0.8mm thì ra đặt BOT, TOP phải có kích thước là 1.8mm. Có một điều chú ý là Top và Bot các bạn có thể tùy biến theo từng người, có thể đặt hình ovan, bầu dục, vuông, tròn theo ý thích và theo điều kiện vẽ PCB thực tế. Ví dụ vơi IC thông thường mình đặt dạng bầu dục, để lợi dụng khoảng cách các chân IC ta có thể đi dây mạch in qua đó được, chiều còn lại cho to hẳn ra và khi hàn thì vẫn đủ phần đồng để hàn
Lớp SMT, SMB (Orcad là SMT, SMB, Altium là GBS, GTS, Multisim là Solder mask top, Solder mask bot ...) hai lớp này các bạn đặt hình dạng giống như BOT, TOP, còn kích thước thì = kích thước TOP, BOT + 0.2mm (đừng hỏi tại sao nhé ), hai lớp này chính là phần lộ đồng ra để chúng ta hàn
Lớp ký hiệu linh kiện (Orcad là SST, SSB, Altium là GTO, GBO, Multisim là SilkScreen top, SilkScreen bot ...) lớp này thì không có vấn đề gì vì nó là thuộc tính text, tuy nhiên muốn PCB có ký hiệu linh kiện đẹp các bạn nên để độ rộng nhỏ nhất của nó là 0.25mm (nhỏ hơn nhìn mờ, xấu, một số chỗ gia công thủ công không in được)
2. Các tiêu chuẩn đường dây.
Giả sử bạn có 1 PCB như thế này
Vậy tiêu chuẩn của nó là như thế nào, để biết rõ nhất các bạn đọc luồng này của Admin.
Share - Pcb Design English (hướng Dẫn Cách Đi Dây Mạch In Đúng Luật) | Cộng đồng Cơ điện tử Việt Nam
Ngoài ra mình nói qua thế này:
- Đường dây có thể đi nhỏ bao nhiêu tùy ý nhưng ngoài trường hợp đặc biệt các bạn nên cho nó >0.25mm, vì nếu đường mạch <0 .25mm=".25mm" a="a" b="b" c="c" cao.="cao." ch="ch" font="font" gi="gi" i="i" in="in" kh="kh" l="l" m="m" n="n" ng="ng" nh="nh" ra="ra" tay="tay" th="th" y="y">0>
- Đường dây to nhỏ tùy theo dòng điện chạy qua nó (cái này chắc ai cũng biết). Tuy nhiên cách chọn độ rộng đường dây là cả 1 vấn đề, "Độ rộng đường dây là một nghệ thuật và người đặt độ rộng đường dây là một nghẹ sĩ " nếu muốn thành 1 nghệ sĩ các bạn phải có thời gian thử nghiệm thực tế. Mình chỉ cung cấp một số công cụ cơ bản để các bạn tham khảo.
Tính toán dựa vào web online: pcb-trace-width
Tính toán dựa vào phần mềm: Trace_AMP_codientu.org.zip
Tính toán dựa vào bảng Excel của công ty P+M Services (R) Ltd: PCB_Current_codientu.org.zip
- Khi đi dây các bạn lưu ý phải chú ý các khoảng cách Pad to Pad, Via to Via ... nên chọn >0.25 mm, lớn hơn càng tốt tùy yêu cầu từng mạch.
3. Sắp xếp linh kiện
Trước hết các bạn hãy xem qua một PCB mình đã hoàn thiện và thấy khá ưng ý với nó, mới nhìn thì đừng tưởng là đơn giản nhé, nó có cả linh kiện căm và dán đấy. Đau đầu mấy ngày mới sắp xếp linh kiện và đi dây thành 1 lớp được đấy. Em nó đây:
Một mạch đã hoàn thiện
Sắp xếp linh kiện trong mạch là vấn đề khó nhất trong quá trình thiết kế (PCB) nếu đã có footpin tốt, nếu sắp xếp linh kiện hợp lý coi như PCB đã hoàn thành 80%, 20% là đi dây mạch. Việc sắp xếp linh kiện không thể dùng sách viết ra được mà nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng người. Rất mong các bạn có kinh nghiệm chia sẻ với mọi người về việc sắp xếp linh kiện trong mục này.
Ở đây mình chỉ chia sẻ những gì mình biết, rất mong nó có ích cho những bạn mới học điện tử, còn các pro thì xin đừng ném đá.
+ Trước hết phải thiết lập các gird căn chỉnh, gird nhìn thấy được, các kích thước track, pad mặc định. Thông thường đặt các giá trị này là những số sao cho trong quá trình sắp xếp được hợp lý. Ví dụ có 10 con điện trở muốn sắp xếp vào cùng 1 hàng và chúng cách nhau 0.5mm thì các bạn phải đặt gird, bước nhảy là 0.5mm thì mới thực hiện được ý tưởng mỗi con cách nhau 0.5mm. Nếu đặt là 0.75 thì không bao giờ có thể sắp xếp được.
+ Tạo đường board outline theo kích thước và hình dạng bo mạch, đây sẽ là đường cắt mạch khi ta làm mạch in vì vậy kích thước phải thật chuẩn, cơ khí phải chính xác. Thông thường hình dạng của board outline là hình chữ nhật, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm thành hình tròn, hình sao hay hình dạng bất kỳ theo ý tưởng thiết kế của ta. Và đường board outline các bạn nên để độ rộng khoảng 0.25mm~0.5mm, đừng để to quá khi làm mạch sẽ ảnh hưởng đến mạch.
+ Sau khi đã có board outline rồi thì bắt đầu sắp xếp linh kiện. Bạn phải là người quản lý được mạch nguyên lý mình vẽ. Ban đầu hãy nhặt các linh kiện cùng nhóm, khối vào cùng một khu vực. Ví dụ như nhóm công suất, nhóm xử lý tín hiệu, nhóm giao tiếp PC… Sau khi đã phân được nhóm rồi thì bắt đầu sắp xếp linh kiện từng nhóm 1. Ở tại nhóm này vừa sắp xếp vừa nhìn sơ đồ nguyên lý, ưu tiên những linh kiện trên sơ đồ nguyên lý gần nhau nhất thì ta đặt cạnh nhau. Trong quá trình đặt ta không quên dùng phím tắt để quay linh kiện đó sao cho có chiều và hướng đặt hợp lý nhất, các đường dây nối không bị chồng chéo lên nhau.
+ Khi đã sắp xếp các khối ok rồi thi ta bắt đầu sắp xếp tổng thể. Bản thân mình thường sắp xếp theo chiều từ trái qua phải hoặc từ dưới lên trên theo hướng của mạch là IN ->OUT. Điều đầu tiên là hãy sắp xếp các ZAC cắm theo các chiều hướng đó. Đặt ở cạnh đường board outline để khi đấu các dây từ bên ngoài vào nhìn thẩm mỹ và vẫn đúng theo luật In-Out, người sử dụng mạch cũng sẽ dễ hiểu hơn khi đấu nguồn và các tín hiệu cho mạch. Sau khi ZAC xong thì ta bê các khối vào trong vùng board outline để đặt. Lúc này ta coi mỗi khối như một linh kiện và khi sắp xếp các khối này cũng giống như sắp xếp các linh kiện trong một khối.
+ Sau khi đã xong các bước trên các bạn kiểm tra tổng thể một lần nữa, xem trên mạch chỗ nào trống, chỗ nào quá gần nhau thì chỉnh tổng thể cho nó tương đối và thẩm mỹ.
Mach sau khi sắp xếp linh kiện xong
Theo codientu.org
Đăng nhận xét