Hôm nay gia công mấy cái mạch cho khách hàng nên sẵn tiện chụp hình từng khâu lại để giới thiệu cho các bạn biết thêm về SMT (Surface-Mount Technology).
Có thể các bạn đã từng thấy qua những board mạch điện tử như thế này:
Các bạn có biết những Board mạch như vậy được gia công trong công nghiệp như thế nào hay không? Đó chính là công nghệ SMT (Surface-Mount Technology).
OK, Mình sẽ đi từng bước của công nghệ này cho các bạn hiểu thêm nhé.
Đầu tiên là những board mạch chưa gắn linh kiện còn gọi là PCB (Printed circuit board) của mình đây:
Công đoạn 1: Solder Paste Printing
Công đoạn này còn gọi là công đoạn in chì. Chì ở dạng dẻo được in lên những pad của PCB, nơi mà linh kiện sẽ đựợc đặt ở đó. Công đoạn này sử dụng một khuôn in (Stencil) như thế này:
Các bạn xem video dưới này sẽ hiểu in chì là như thế nào:
OK! Sau công đoạn in chì, PCB của chúng ta sẽ như thế này:
Các bạn nhìn kĩ sẽ thấy có một lớp chì phủ lên các Pad của PCB.
Công đoạn 2: Component Placement (Đặt linh kiện lên PCB)
Các linh kiện được những chiếc máy gọi là Pick and Place Machine gắp những con linh kiện và đặt lên đúng với tọa độ đã được thiết kế, máy hoạt động như thế này:
Sau công đoạn này, PCB của chúng ta sẽ như sau:
Mọi người có thể thấy các linh kiện đã được đặt nằm trên các Pad đã được in chì, tuy nhiên chì của chúng ta vẫn đang ở trang thái dẻo. Do đó, các linh kiện chưa được dính chặt vào PCB. Chình vì thế chúng ta phải qua công đoạn cuối cùng là công đọan Relow
Công đoạn cuối: Reflow
Ở công đoạn này, PCB đã được gắn linh kiện sẽ được chạy qua một lò nung (Reflow Oven). Lò được cài đặt nhiệt độ phù hợp với từng loại chì, Khi qua lò, nhiệt độ cao làm chì dẻo chảy ra và kết dính chân linh kiện với PCB. Các bạn xem video này:
Tương tự với mặt còn lại của PCB, đây là kết quả cua mình
Hi vọng là bài viết sẽ giúp các bạn hiểu biết thêm về một công nghệ mới.
Nguồn sưu tầm (avclock.com)
Nguồn sưu tầm (avclock.com)
Đăng nhận xét