Mục đích: Giúp những người mới học tự thiết kế được bộ thư viện riêng.
Nội dung:
1. Thiết kế thư viện nguyên lý (SCH LIB)
2. Thiết kế thư viện chân linh kiện (PCB LIB)
3. Kết nối linh kiện giữa hai thư viện
Tài liệu tham khảo thêm: Bài viết Thiết kế linh kiện dán
Linh kiện thiết kế trong ví dụ: MMA7260Q
Tác giả: Nomad204, HaUIonline.com
NỘI DUNG CHÍNH
1. Thiết kế thư viện nguyên lý
Tạo mới 1 file thư viện nguyên lý:
Tạo thư viện Schematic
Chúng ta nên nhớ, thư viện nguyên lý như một ngôi nhà, trong đó các kí hiệu, linh kiện trong đó là các thành viên trong ngôi nhà. Có nghĩa là trong thư viện, có thể chứa rất nhiều linh kiện. Chúng ta không nên nhầm lẫn là mỗi thư viện chỉ chứa đúng một linh kiện.
Đặt tên cho thư viện, nên đặt một cái tên chung và dễ nhớ. Trong ví dụ này là MyLib.Schlib
Mở Workspace SCH Library (bên trái), chúng ta sẽ thấy mặc định là tên một linh kiện. Nếu muốn thêm linh kiện khác, các bạn hãy nhấn vào nút Add. Nếu không có Workspace SCH Library, các bạn có thể lấy nó ở vị trí mũi tên trong hình.
Đặt tên cho thư viện, nên đặt một cái tên chung và dễ nhớ. Trong ví dụ này là MyLib.Schlib
Mở Workspace SCH Library (bên trái), chúng ta sẽ thấy mặc định là tên một linh kiện. Nếu muốn thêm linh kiện khác, các bạn hãy nhấn vào nút Add. Nếu không có Workspace SCH Library, các bạn có thể lấy nó ở vị trí mũi tên trong hình.
Thẻ SCH Library
Nháy kép vào tên linh kiện ở Workspace SCH Library, và làm theo như trong hình:
Chỉnh các thông số cho linh kiện
Một số chú ý:
- Default Designator: Số hiệu của linh kiện,
R?: Số hiệu của điện trở
C?: Số hiệu của tụ
Q?: Số hiệu của Transistor, FET, ....
Y?: Số hiệu của thạch anh
......
Dấu "?" là các số tự nhiên (1 2 3 4 ...) mà sau này chúng ta dùng đến trong chức năng đánh số tự động của Altium
- Comment: Giá trị của linh kiện được ghi trên vỏ, cái này là dùng làm kí hiệu cho lắp ráp, dùng để cho công nhân lắp ráp và List linh kiện.
- Symbol Reference: Tên của linh kiện khi được List trong danh sách của thư viện, mặc định là Component_1
- Value: Giá trị của linh kiện trên bản vẽ nguyên lý, dùng cho người thiết kế và phân tích mạch, cũng có thể dùng để list linh kiện. Nếu không có Value, thì ta phải tạo mới bằng nút Add
Trong Altium, cái nào ra trước thì nằm dưới cái ra sau.
Ví dụ: Vẽ khung màu vàng trước, thêm chân sau thì chữ của chân sẽ nổi lên khung.
Thêm chân trước, sau đó mới vẽ khung thì chữ của chân sẽ bị chìm dưới khung, không nhìn thấy.
Tạo khung:
Tạo khung nền cho linh kiện
Thêm chân: (Add PIN):
Tạo chân cho linh kiện
Hiệu chỉnh giá trị cho chân:
Trước tiên, ta phải biết các thông số của chân linh kiện, cái này được cho ở Datasheet của linh kiện
Trước tiên, ta phải biết các thông số của chân linh kiện, cái này được cho ở Datasheet của linh kiện
Đọc DataSheet
Ta thấy rằng, MMA7260Q có:16 chân
2 chân đầu vào
2 chân nguồn
7 chân không kết nối - NC
3 Chân đầu ra
1 Chân logic
Vậy thông số các chân sẽ như sau:
2 chân đầu vào
2 chân nguồn
7 chân không kết nối - NC
3 Chân đầu ra
1 Chân logic
Vậy thông số các chân sẽ như sau:
Chân đầu vào
Chân nguồn
Chân không kết nối
Chân Logic
Chân đầu ra
Lưu ý:
Độ dài các chân nên để là: 20
khoảng cách hẹp nhất giữa hai chân liền nhau là: 10
Sắp sếp tổng thế ta được như sau:
Độ dài các chân nên để là: 20
khoảng cách hẹp nhất giữa hai chân liền nhau là: 10
Sắp sếp tổng thế ta được như sau:
Sắp xếp các chân
Nếu không muốn hiển thị các chân NC, chúng ta làm như sau:
+ Chọn các chân NC
+ Giữ Shift và kích chuột trái để gọi Workspace SCHLIB Inspector
+ Tích vào thuộc tính Hide
+ Chọn các chân NC
+ Giữ Shift và kích chuột trái để gọi Workspace SCHLIB Inspector
+ Tích vào thuộc tính Hide
Ẩn các chân NC
Kết quả cuối cùng:
Hoàn thành
2. Tạo thư viện PCB
Các điều cần lưu ý khi tạo thư viện PCB, thêm linh kiện trong Altium:
- Không nên tạo thư viện tích hợp vì bất tiện cho việc cập nhật linh kiện mới.
- Luôn để tâm của linh kiện trùng vào gốc tọa độ của bản vẽ (Orignal)
- Các kích thước lỗ khoan chân linh kiện thông dụng:
0.6mm, 0.8mm, 1mm, 1.2mm, 1.5mm, 2mm, 2.5mm, 3mm, 3.2mm ....
Không nên để kích thước lỗ là mil, vì ở điều kiện làm mạch ở Việt Nam, sẽ không sử dụng đơn vị này => khoan không đúng kích thước chân linh kiện
- Bề mặt bám thiếc (X-size, Y-size) thường thì để gấp đôi kích thước lỗ, nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mạch.
- Chuyển đổi linh hoạt giữa đơn vị Mil và mm, không nên gò bó vào một đơn vị nào đó.
Ví dụ: Lỗ chân linh kiện để là 0.8mm, khoảng cách các chân để là 100mil.
Phím tắt để chuyển đổi qua lại giữa 2 đơn vị là : Q
- Nên dùng phương pháp tọa độ và sử dụng thành thạo công cụ Inspector để có được một kích thước chuẩn nhất.
Điều này rất quan trọng đối với linh kiện đòi hỏi sự ghép khít, chính xác như: Led matrix, Led 7 thanh, ...
Linh kiện có kích thước càng sát với kích thước thật thì sắp mạch sẽ càng gọn và khoa học.
Nội dung chính của bài hướng dẫn này:
Thư viện PCB cũng giống như thư viện SCH, có nghĩa là nó có thể chứa không chỉ một mà rất rất nhiều linh kiện. Vì vậy chúng ta nên đặt một cái tên dễ nhớ, ngắn gọn nhất
Trong bài này, tên thư viện là Mylib.pcblib
- Không nên tạo thư viện tích hợp vì bất tiện cho việc cập nhật linh kiện mới.
- Luôn để tâm của linh kiện trùng vào gốc tọa độ của bản vẽ (Orignal)
- Các kích thước lỗ khoan chân linh kiện thông dụng:
0.6mm, 0.8mm, 1mm, 1.2mm, 1.5mm, 2mm, 2.5mm, 3mm, 3.2mm ....
Không nên để kích thước lỗ là mil, vì ở điều kiện làm mạch ở Việt Nam, sẽ không sử dụng đơn vị này => khoan không đúng kích thước chân linh kiện
- Bề mặt bám thiếc (X-size, Y-size) thường thì để gấp đôi kích thước lỗ, nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mạch.
- Chuyển đổi linh hoạt giữa đơn vị Mil và mm, không nên gò bó vào một đơn vị nào đó.
Ví dụ: Lỗ chân linh kiện để là 0.8mm, khoảng cách các chân để là 100mil.
Phím tắt để chuyển đổi qua lại giữa 2 đơn vị là : Q
- Nên dùng phương pháp tọa độ và sử dụng thành thạo công cụ Inspector để có được một kích thước chuẩn nhất.
Điều này rất quan trọng đối với linh kiện đòi hỏi sự ghép khít, chính xác như: Led matrix, Led 7 thanh, ...
Linh kiện có kích thước càng sát với kích thước thật thì sắp mạch sẽ càng gọn và khoa học.
Nội dung chính của bài hướng dẫn này:
Thư viện PCB cũng giống như thư viện SCH, có nghĩa là nó có thể chứa không chỉ một mà rất rất nhiều linh kiện. Vì vậy chúng ta nên đặt một cái tên dễ nhớ, ngắn gọn nhất
Trong bài này, tên thư viện là Mylib.pcblib
Tạo mới thư viện:
Tạo thư viện PCB
Lưu thư viện với tên : MyLib.pcblibTrong bài này, chúng ta sẽ tạo chân cho con MMA7260Q, các kích thước của nó đã được cho trong datasheet:
Xem DataSheet
Tại Workspace PCB Library, nháy kép vào tên PCBCOMPONENT_1 và đổi tên như hình:
Đặt tên linh kiện
Lưu ý: Tên của linh kiện nên để theo tên trong Datasheet
Tạo chân cho linh kiện: Chú ý những khung màu đỏ
Tạo chân cho linh kiện: Chú ý những khung màu đỏ
Tạo chân linh kiện
Vẽ khung và sắp xếp chân như sau:
Lưu ý: Cách vẽ linh kiện đã được nói rõ ở trong:
Thiết kế linh kiện dán.
Linh kiện sau khi hoàn chỉnh:
Thiết kế linh kiện dán.
Linh kiện sau khi hoàn chỉnh:
Hoàn thiện linh kiện
3. Kết nối linh kiện giữa hai thư viện
Lưu ý: Thư viện PCB và SCH nên để chung ở cùng một thư mục, khác thư mục chứa hệ điều hành.
Thực hiện:
Mở thư viện SCH và thư viện PCB
Ở thư viện SCH, chọn linh kiện cần liên kết chân và làm theo các bước lần lượt sau:
Lưu ý: Thư viện PCB và SCH nên để chung ở cùng một thư mục, khác thư mục chứa hệ điều hành.
Thực hiện:
Mở thư viện SCH và thư viện PCB
Ở thư viện SCH, chọn linh kiện cần liên kết chân và làm theo các bước lần lượt sau:
Kết nối linh kiện giữa hai thư viện
Hoàn chỉnh:
(Nguồn: Nomad204)
Đăng nhận xét