Làm theo mạch dưới đây:
Sơ đồ trên rất ít linh kiện, các bạn dễ thực hiện thành công và cũng tránh phải đóng học phí quá cao dễ nản lòng hơn nữa cho các bạn mới làm quen với kỹ thuật swich TL494 rất thông dụng và rẻ tiền.
Một số điều chú ý:
- Biến áp trong ảnh là dùng từ nguồn máy tính cũ, tuy nhiên cần phải xác định đúng đầu sơ cấp để đấu vào, điểm giửa cuộn sơ cấp là dây dài ló ra như cái “vòi voi” còn hai đầu để đấu vào cực D của IRFZ44 là 2 đầu ra +-5v của biến áp . chú ý hình vẽ có thể ko đúng trong trường hợp của bạn
- Đầu ra khoảng 130v-150v (phía bên kia của biến áp) nên trong mạch ra có lắp bộ nhân 2 điện áp , mạch này chưa có lắp điện trở xả dòng tụ nên thận trọng kẻo bị điện giật, mặc dù đã dừng chạy . Bạn có thể lắp giũa + và - địên trở 470k để xả tụ
- Nếu quấn lại biến áp thì theo tỉ lệ 1:1:20 (10v:10V:200v) dây sơ cấp 1mm dây thứ cấp 0.4mm, quấn thứ cấp phải lót giấy cách điện giũa các lớp với nhau. Giũa sơ cấp và thứ cấp cũng cần cách điện tốt lúc này không dùng tụ nhân áp nữa mà dùng cầu 4 diod + tụ lọc
- Nếu dùng thắp đèn compac thì dòng ácquy tiêu thụ khoảng 1,4-1,5a không cần phải tản nhiệt ( nhưng nếu tải công suất lớn hơn thì phải có tản nhiệt tốt (nếu lắp tản nhiệt chung cho 2 bóng công suất IRF cần phải cách ly qua lớp lót (không được để 2 bóng cùng tiếp xúc với nhôm tản nhiệt)
Mạch in
Lắp ráp:
Chạy thử:
Chú ý: Mạch này chỉ cấp cho tải có thể chạy nguồn một chiều ví dụ như đèn compac, tivi, máy tính, đầu đĩa và đầu thu vệ tinh dùng nguồn xung! Không dùng được cho tải cảm hoặc các đầu thu dùng biến áp 50Hz để hạ thế!
Chẳng có gì mà khó cả! Xác định chân thì nhìn luôn ở mạch nguồn ATX vừa tháo ra xem chân nào nối vào đầu ra 5V thì lấy 2 đầu đó! Điểm giữa chính là cái dây lòi ra ở trên kia rồi! Còn về việc mạch nhân áp thì là do cuộn dây của BAX chỉ thiết kế độ 150V nên áp đầu ra cần nhân đôi! Nó phù hợp với người mới học không phải quấn biến áp. Nếu muốn quấn thì nắn cầu thôi! Mà hình như mình nói trong bài viết trên rồi nhỉ.
Thay thế có thể dùng bất cứ diot xung nào khá chịu được điện áp trên 400V ví như loại FR104(400V 1A) FR105(500V 1A).......... Nói chung là diot xung chịu áp khoảng 400V và dòng khoảng 1A.
+ Tần số như bạn nói f = 1.1/(Rt x Ct) công thức này là dùng trong chế độ flayback. Mình chạy chế độ push-pull thì chọn f = 1.1/(2Rt x xCt)
+ Khi thay đổi trị số của Rt và Ct thì ắt dao động ra sẽ thay đổi theo
+ Các tụ mà bạn nói đều càng to càng tốt, chú ý điện áp chịu đựng
+ Điện trở 2k6 có thể thay bằng 2K2 thiếu gì!
Đăng nhận xét