10 4.104 8051 9 Acquy adc pic All datasheet ALTIUM Altium Designer AM-FM Arduino ARM ARM là gì Ấn Tượng Bản tin công nghệ Bản tin Thiết Bị Số Barobo bất động sản biến Binary Bit board lpc2378 Bộ chuyển đổi ADC Bộ Đếm Bộ điều khiển cửa cuốn Bộ Định Thời Buy Khóa Số Điện Tử Buy Mạch đếm sản phẩm Buy Mạch giao thông Buy Mạch nạp Buy Matrix Byte C cho AVR các hàm vào ra các loại lõi arm các mạch DAC cơ bản các ngắt trong pic Cách đọc điện trở Cách Đọc Giá Trị Điện Trở Cách đọc giá trị tụ điện Cách hàn linh kiện dán cách làm mạch khóa số cách tạo linh kiện dán cad/cam Cài Đặt cài đặt proteus 8 cảm biến Cấu Kiện Logic Khả Trình cấu tạo cấu trúc arm cấu trúc lệnh CCS Chân chân Transistor Chip Khả Trình chuyển đổi Chuyển đổi số tương tự Chuyển Đổi Tương Tự/Số - ADC Chuyển động số chương trình City Clip Điện Tử Code 8051 - ASM Code 8051 - C Code 8051-C code ASM code ASM mẫu 8086 Code AVR - C code C Code Lập Trình Code led sao băng code maupic code mẫu 8051 Code Mẫu 8086 Code Mẫu cho ARM - LPC1343 code mẫu pic Code PIC - C codemaupic Counter Cổng Vào Ra Cơ Bản Cuộn Cảm Cửa cuốn DA DAC Debug Decimal Delay8051 Dev-C++ Diode DIY Dò đường Do It Yourself doanh nghiệp Download DTMF Mobile đảo chiều động cơ Điện Trở Điện Tử Điện Tử Cơ Bản điều chế độ rộng xung điều chế xung PWM điều khiển bằng điện thoại Điều khiển cửa cuốn Điều khiển cửa cuốn bằng điện thoại điều khiển động cơ đo điện áp đo nhiệt độ đo nhiệt độ hiển thị lên lcd trên 8051 Đo Nhiệt Độ LM35 + LCD Đo Nhiệt Độ LM35 + Led 7 thanh đọc màu điện trở đồ chơi động cơ chân không Động cơ nhiên liệu Động cơ robo đồng hồ thời gian thực Ebook Đại Học ebook điện tử Ebook đồ án Ebook Tin Học Encoder Encoder là gì Full Giải Thuật Giải thuật PID Giáo Dục giao tiếp i2c pic 16f877a giao tiếp i2c pic16f877a với ic ds1307 giao tiếp máy tính qua rs232 Giao Tiếp Máy Tính VB6 giao tiếp rs232 giao tiếp spi giữa 2 pic giao tiếp spi trong pic Giáo Trình Điện Tử Giới thiệu 8051 Giới thiệu cơ bản GPIO Graphic Design hàm Hàn linh kiện dán Hexadecimal Hệ Hexa Hệ Nhị Phân Hệ Thập Lục Phân Hệ Thập Phân hiển thị lên lcd 16x2 Hoạt Động Học Học 8051 qua các ví dụ đơn giản Học ALtium Designer học AVR Học Corel Draw X3 Học Eagle HỌC LẬP TRÌNH 16F877A Học Lập Trình 8051 Học Lập Trình C Học Orcad Học Protues hoc-lam-robot-do-duong-qua-video Hồng ngoại hướng dẫn hướng dẫn Altium Designer hướng dẫn đo đồng hồ VOM hướng dẫn keil - C lập trình 8051 hướng dẫn làm led sao băng hướng dẫn làm led trái tim hướng dẫn lập trình ARM Hướng Dẫn Lập Trình ARM - LPC1343 hướng dẫn lập trình ARM-LPC2378 hướng dẫn lập trình CCS hướng dẫn lập trình PIC Hướng Dẫn Led Trái Tim hướng dẫn module sim548c hướng dẫn sử dụng keil hướng dẫn sử dụng proteus 8 Hyper Terminal hercules 3.2.4 I/O IC 555 IC 7447 IC 74HC151 IC 74HC154 IC 74HC245 IC 74HC595 IC 74LS138 IC DS1307 IC đồng hồ thời gian thực IC LM324 IC LM342 IC LM7805 IC số IC số opamp LM324 IC Thông Dụng IC555 Interrupt Keil 4 Full keil arm Keil C Keil uVision3 kế toán kiểm toán khái niệm Khái Niệm Cơ Bản Kho Vật Liệu khóa điện tử khóa số dùng 8051 khóa số dùng 89s52 Khóa Số Điện Tử khuếch đại kiểm tra Kinh doanh maketing kinh tế quản lí Kỹ Thuật Kỹ Thuật Vi Xử Lý làm mạch điện lý thú Làm quen AVR Lap Trinh Dieu Khien Robot Lập Trình lập trình 8051 Lập Trình AVR Lập Trình C lập trình c++ Lập Trình Led Quảng Cáo Lập Trình Nhúng Lập trình pic Lập trình Robot Lập Trình Vi Điều Khiển Lập Trình Với AVR Studio LCD 16x2 Lcd16x2 Led Clock Led Quay led sao băng led trai tim Led Trái Tim Lịch sử ra đời Linh Kiện Cơ Bản linh kiện điện tử Loa LPC 2378 LSB lý thú Mã AVR - C Mạch 7seg Mạch Amply.Mạch Loa Mạch Autorobo Mạch bảo vệ Mạch Cảm Biến mạch cảm ứng sờ tay Mạch Cầu H Mạch cube Mạch Đếm Sản Phẩm Mạch điện cơ bản Mạch điện hay Mạch Điện Ứng Dụng Mạch Điều khiển động cơ Mạch Động Cơ Mạch đồng hồ Mạch đồng hồ 4 led Mạch giao thông Mạch IC số Mạch in mạch khóa số mạch khuếch đại thuật toán mạch led chúc mừng năm mới mạch led đẹp Mạch Led đơn Mạch Led Quảng Cáo mach led trai tim mạch led trái tim Mạch Led Vumeter mạch lý thú Mạch Ma trận Phím Mạch Matrix Mạch nạp Mạch nguồn Mạch Nút Bấm mạch sóng rf mạch tăng áp Mạch thu phát Mạch tổ hợp MSI Mạch trái tim Mạch Vi điều khiển Microbicho module module GSM/GPS Module Sim548 Module Sim548 giao tiếp với vi điều khiển PIC Module Sim548C Mosfet Motor Mô Phỏng Phần Cứng Mô Tả Phần Cứng MSB mua led sao băng News Ngắt Ngắt Trong LPC23xx ngân hàng Ngôn Ngữ Ngôn Ngữ C Ngôn Ngữ Tự Học Lập Trình C Ngôn Ngữ VHDL Nguyên Lý nguyên lý ic 555 Nguyên Tắc nháy led Nhập môn C Nhỏ Gọn Nibble opamp People Phần Mềm phần mềm altium Designer Phần mềm điện tử Phần Mềm Điện Tử Phần Mềm Điện Tử Hay Phần Mềm Hay Phần Mềm Led Quảng Cáo phần mềm proteus 8 Phần mềm vi tính Phần Mền Phương pháp hàn linh kiện dán PIC pic16f877a Print Design Proteus Proteus 7.8 SP2 FULL PWM quà tặng bạn gái quà tặng độc đáo quản trị doanh nghiệp quản trị kinh doanh quét led 7 đoạn Relay robocon Robot ROBOT DÒ ĐƯỜNG rút gọn mạch logic tổ hợp Sach Dien Tu Sản Phẩm Thú Vị Sản Phẩm Thương Mại Sáng tạo Short Smart Home SMD sơ đồ nguyên lý spi Sports Sử Dụng Sử Dụng Đồng Hồ sử dụng đồng hồ VOM sử dụng ngắt trong pic sự khác nhau Sức mạnh số Tải tài chính tài chính doanh nghiệp tài chính ngân hàng Tài Khoản Chia Sẻ Tài Liệu Tài Liệu 8051 tài liệu avr Tài liệu Điện Tử Tài Liệu Pic Tài liệu robocon tài liệu về ngân hàng Tài Liệu Vi Điều Khiển tailieuvn Tạo cổng Com ảo Tạo cổng nối tiếp ảo tạo dự án trong keil arm Tạo Project trong Vi Xử Lý ARM tạo thư viện altium designer tạo xung vuông Tạp chí Tạp Chí Hay tăng áp Tập lệnh AT Team Support TEAMPLATE PROTEUS Test thị trường tài chính Thiết Bị Thú Vị Thiết kế robot Thiết lập Fuse Bits Thiết Lập Pin Thuật Toán Thuật Toán Điều Khiển PID Thuật Toán Quine MCCluskey Thư viện Protues Thực Hành Thyristor Timer Timer/Counter Tin Học Chia Sẻ Tổ Chức Bộ Nhớ tổng quan về proteus 8 Transistor Tranzito Tranzitor Trao đổi học tập Travel Trình Biên Dịch Trình Dịch Trong Suốt Truyền Thông Nối Tiếp Không Đồng Bộ- UART truyền thông nối tiếp RS232 Tụ điện TUT - 8051 - ASM TUT - 8051 - KeilC tự hành Tự Học C Tự Học Lập Trình C Tý hon UART Update USB Ứng Dụng Led Quảng Cáo ứng dụng mạch khuếch đại thuật toán vẽ mạch in vẽ mạch nguyên lý VHDL Vi Điều Khiển Vi điều khiển - Ứng dụng vi điều khiển PIC Vi mạch số Vi Xử Lý Vi Xử Lý 8051 Vi Xử Lý 8086 Vi Xử Lý ARM Vi Xử Lý PIC Video Video Mach Điện Virtual Serial Port Driver VOM vxl Web Design xác định góc quay động cơ xử lý chuỗi

 AVR có sẵn một số mạch điện và các thiết bị hỗ trợ bên trong, việc “điều khiển” các mạch điện này được thực hiện thông qua các Fuse bits. Ví dụ bên trong các chip AVR có bộ tạo dao động cho chip, nếu muốn sử dụng hoặc vô hiệu hóa bộ tạo dao động này chúng ta sẽ set các Fuse bits điều khiển nguồn xung clock(cụ thể ở phần sau). Như thế, Fuse bits cũng giống như các “cầu chì” hay các “công  tắc cứng”  nối AVR với các mạch điện hỗ trợ. Vì là các “công tắc cứng” nên chúng phải được set riêng biệt, không set được bằng lệnh "mềm". 
      Mỗi loại AVR có số lượng mạch điện hỗ trợ khác nhau và vì thế số lượng Fuse bits sẽ khác nhau. Vị trí các Fuse bits cũng khác nhau trên mỗi dòng chip tuy nhiên tên gọi thì như nhau. THIETKEMACHDIENTU.NET sẽ dùng chip ATmega32 làm minh họa. Chip ATmega32 có 16 Fuse bits được bố trí trong 2 byte gọi là “Fuse High Byte” và “Fuse Low Byte”. Vị trí các Fuse bits không quan trọng (vì chúng ta dùng phần mềm hỗ trợ set từng Fuse bit) nhưng tên gọi và chức năng thì cần khảo sát. Bảng 1 tóm tắt các bits trong Fuse High Byte và bảng 2 tóm tắt các bits trong Fuse Low Byte.
Bảng 1. Fuse High Byte 
  

Bảng 2. Fuse Low Byte 

     Đa số các chương trình nạp chip đều hỗ trợ nạp Fuse bits. Các Fuse được nạp độc lập đối với file chương trình. Các phần mềm nạp như PonyProg, phần mềm nạp trong CodevisionAVR, Bascom, ICCAVR…hỗ trợ set từng Fuse bit một trong khi một số chương trình như avrdude chỉ hỗ trợ nạp các byte Fuse, nếu muốn sử dụng các chương trình nạp này để nạp Fuse bạn cần tính toán giá trị 2 byte Fuse trước. Một chú ý rất quan trọng là đối với các Fuse bits, gán giá trị  0cho 1 Fuse bit đồng nghĩa với Fuse bit đó được lập trình (programmed), trong khi 1 nghĩa là không được lập trình (unprogrammed).
     THIETKEMACHDIENTU.NET sẽ sử dụng phần mềm PonyProg để làm minh họa nạp Fuse bits cho chip ATmega32. Trước khi nạp Fuse bits bạn cần chọn device và loại mạch nạp trong PonyProg (xem lại bài Mạch nạp). Để nạp Fuse bits bạn hãy chọn menu “Command/Security and Configuration Bits…” hoặc nhấn “Ctrl+S” (mạch nạp phải được nối sẵn với máy tính và mạch AVR). Nhấn nút “Read” để đọc các cấu hình Fuse bits trên chip của bạn, nếu đây là lần đầu tiên chip ATmega32 của bạn được nạp Fuse bits thì bạn sẽ thu được kết quả cấu hình các Fuse bits như trong hình 1. 

Hình 1. Cấu hình Fuse bits mặc định trên chip ATmega32. 
       Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát các Fuse bit theo nhóm chức năng của chúng. 
      1. JTAGEN (JTAG Enable): trên AVR có tích hợp sẵn bộ JTAG, đó là một module giao tiếp với phần cứng của chip. Nhìn chung, JTAG thường được dùng để kiểm tra hoạt động của chip. Trên AVR, JTAG có thể được dùng để nạp chương trình nhưng phổ biến hơn là dùng để debug lỗi chương trình (gỡ rối chương trình). Module JTAG làm việc thông qua 4 chân TCK, TMS, TDO và TDI, trên chip ATmega32 4 chân lần lần lượt là PC2, PC3, PC4 và PC5. Theo mặc định JTAG được kích hoạt, bit JTAGEN=0 (programmed) như trong hình  1. Vì thế với các chip ATmega32 mới mua về, các chân PC2:5 trên PORTC có thể không sử dụng để xuất nhập thông thường được. Nếu bạn không muốn sử dụng chức năng Debug trực tiếp trên chip thì hãy uncheck bit JTAGEN(uncheck tương đương unprogrammed, tương đương JTAGEN=1) để dùng các chân JTAG như các chân xuất nhập thông thường. 
      2. OCDEN (On Chip Debug Enable): như đã trình bày ở trên, AVR cho phép chúng ta gỡ rối chương trình trực tiếp trên chip thông qua module JTAG. Trong khi bit JTAGEN cho phép kích hoạt JTAG thì bit OCDEN cho phép thực hiện Debug trên chip (Nghĩa là cho dù đã kích hoạt JTAG bạn chưa thể dùng chức năng debug nếu chưa kích hoạt OCDEN). Nếu bạn có một mạch Debug cho AVR như mạch JTAG ICE của Atmel (xem bài Debug với JTAG ICE) và bạn muốn debug chương trình thì hãy set bit OCDEN bằng 0 (check vào ô OCDEN). Bạn cần nhớ rằng, khi lập trình cho bit OCDEN thì AVR sẽ hoạt động trong mode Debug, trong mode này chip  sẽ ở trong trạng thái “ngủ” (Sleep mode), bạn chỉ có thể thực hiện Debug mà không thể chạy chương trình thật. Theo mặc định, OCDEN không được lập trình và chế độ Debug được vô hiệu hóa. Lời khuyên là bạn nên để bit này unprogrammed trước khi đưa chip vào sử dụng. (đừng đụng vào bit này nếu bạn không có ý định Debug trên chip).
     3. BODEN (Brown-Out Detection Enable) và BODLEVEL(BOD Level): AVR có sẵn một mạch điện Brown-Out Detection, hiểu nôm na là mạch phát hiện sụt điện áp nguồn. Nếu fuse BODEN được lập trình  thì mạch BOD được kích hoạt, khi đó fuse bit BODLEVEL chọn mức điện áp của BOD (mức điện áp dùng so sánh sụt nguồn). Nếu BODLEVEL=1 (unprogrammed) thì mức điện áp BOD mặc định là 2.7V, ngược lại nếu BODLEVEL được lập trình thì mức điện áp BOD là 4.0V. Khi mạch BOD được sử dụng, nếu điện áp VCC giảm xuống thấp hơn mức điện áp BOD thì 1 Reset BOD xảy ra. Nếu không thật sự cần thiết hãy để các bit này không được lập trình như mặc định. Hình 2 mô tả một sự kiện BOD trên AVR.    


Hình 2. Sự kiện BOD trên AVR. 
      4. EESAVE (EEPROM Erase SAVE): nếu bit EESAVE được lập trình (bằng 0), thì  bộ nhớ EEPROM sẽ không bị xóa khi xóa chip, ngược lại EESAVE =1 (unprogrammed) thì EEPROM sẽ bị xóa theo chip.
      5. BOOT LOADER: đây là một tính năng rất hay trên các chip AVR mới (chú ý không phải dòng AVR nào cũng có Boot Loader), Boot Loader là phần bộ nhớ chương trình được kích hoạt đầu tiên khi khởi động chip. Boot Loader trên các chip AVR được bố trí phía dưới của bộ nhớ chương trình (xem lại bài 2, cấu trúc AVR). Boot Loader thường được sử dụng để ghi hoặc đọc nội dung bộ nhớ chương trình, vì thế ứng dụng phổ biến nhất của nó là update chương trình cho chip một một cách nhanh chóng mà không cần mạch nạp. Cơ chế như sau: 
 -Trước hết chúng ta cần có 1 chương trình Boot Loader được nạp sẵn trong phần bộ nhớ Boot Loader (phía dưới bộ nhớ chương trình). Chương trình này có khả năng giao tiếp với máy tính (thông qua UART chẳng hạn) và đọc, ghi bộ nhớ chương trình của chip.
 -Khi cần update chương trình mới cho AVR, trên máy tính có 1 chương trình giao tiếp với Boot Loader, kết nối AVR với máy tính, chương trình trên máy tính sẽ gởi nội dung cần update cho AVR, chương trình Boot Loader sẽ đọc nội dung này và ghi vào bộ nhớ chương trình của AVR. Bằng cách này chúng ta đã “nạp” chương trình cho AVR mà không cần dùng mạch nạp.
      Nạp chương trình bằng Boot Loader cho phép khách hàng của bạn tự cập nhật các chức năng mới mà không cần trao chip cho bạn. Sử dụng hay không sử dụng Boot Loader sẽ được xác lập thông qua các Fuse bits BOOTRST, BOOTSZ1 và BOOTSZ0. 
-BOOTRST (Select Reset Vector) : Nếu Fuse bit BOOTRST không được lập trình (bằng 1) thì khi vừa khởi động chip, con trỏ chương trình sẽ nhảy đến vị trí đầu tiên trong chương trình (0x0000) để lần lượt thực thi phần chương trình như thông thường. Nếu BOOTRST được lập trình (bằng 0) thì vị trí Reset là địa chỉ đầu của phần Boot Loader, không phải địa chỉ 0x0000 như thường lệ. Khi đó phần chương trình trong Boot Loader sẽ được thực thi thay cho chương trình chính phía trên (xem hình 3). 

Hình 3. Ảnh hưởng của Fuse bit BOOTRST.
-BOOTSZ1  BOOTSZ0 (Select Boot Size): kích thước phần bộ nhớ dành cho Boot Loader không cố định, nếu Boot Loader không được kích hoạt (fuse BOOTRST=1) thì toàn bộ bộ nhớ chương trình dành cho chương trình chính. Khi Boot Loader được kích hoạt, 2 Fuse bits BOOTSZ1 và BOOTSZ0 sẽ quyết định kích thước Boot Loader. Bảng 3 tóm tắt các kích thước của phần Boot Loader phụ thuộc vào 2 bit BOOTSZ1:0. Chú ý là kích thước tính theo INSTRUCTION WORD, với AVR 1 INSTRUCTION WORD = 2 bytes. Phải nhắc lại đối với Fuse bits, giá trị 1 nghĩa là không được lập trình (không check trong PonyProg). Nếu bit BOOTRST không được lập trình thì 2 bit BOOTSZ không có tác dụng.
Bảng 3. Kích thước Boot Loader.

      Trong các ứng dụng lập trình thông thường, Boot Loader không được quan tâm, vì thế tối khuyên bạn nên để các Fuse bit BOOTRST, BOOTSZ1:0 như mặc định, khi nào cần sử dụng THIETKEMACHDIENTU.NET sẽ nói rõ (xem bài Debug với mạch JTAG ICE).
      6. Chọn Nguồn Xung giữ nhịp và thời gian khởi động (start-up times): Đây là phần rất được quan tâm khi set Fuse bits. Có đến 7 Fuse bits tham gia vào việc này đó là 4 bits CKSEL3:0, 2 bis SUT1:0 và bit CKOPT. Trong đó 2 bit SUT1:0 chủ yếu dùng để chọn thời gian khởi động, phần này không ảnh hưởng nhiều trong hầu hết các trường hợp (ít nhất là các ví dụ trong Cùng học AVR) vì thế THIETKEMACHDIENTU.NET sẽ bỏ qua, chúng ta để 2 fuse bits  như mặc định. Nếu start-up time thật sự ảnh hưởng đến chương trình của bạn, bạn hãy tham khảo thêm phần “System Clock and Clock Option” trong datasheet của chip. Phần này THIETKEMACHDIENTU.NET chủ yếu trình bày cách chọn nguồn xung giữ nhịp cho chip.
      Có tất cả 5 loại nguồn xung giữ nhịp chính cho chip nhưng để đơn giản chúng ta chỉ xét 2 trường hợp là dùng nguồn thạch anh ngoài và dùng xung giữ nhịp được tạo bởi mạch RC trong chip. 

      Xung giữ nhịp trong chip (xung nội): Hầu hết các chip AVR được trang bị 1 mạch tạo xung giữ nhịp RC bên trong, nếu sử dụng nguồn xung giự nhịp này chúng ta có thể bỏ qua mạch tạo xung bên ngoài. Nguồn xung giữ nhịp được tạo ra bên trong chip được cố định ở 1 trong 4 mức : 1MHz, 2 MHz, 4 Mhz và 8 MHz. Các Fuse bits CKSEL3:0 quyết định việc chọn nguồn xung này. Bảng 4 tóm tắt cách phối hợp các Fuse bits CKSEL để chọn nguồn xung nội.
Bảng 4. Chọn xung giữ nhịp nội bằng các Fuse bits CKSEL.

(Nomial frequency: tần số danh nghĩa, giá trị thực có thể khác do sai số)
     Đối với chip ATmega32, nguồn xung nội 1MHz được set mặc định trên các chip mới. Xem lại hình 1 bạn thấy CKSEL3=0 (được checked), CKSEL2=0 (được checked), CKSEL1=0 (được checked), CKSEL0=1 (không check). Các hình 4, 5, 6 và 7 bên dưới gợi ý bạn cách chọn nguồn xung nội bằng phần mềm nạp PonyProg, chú ý sau khi chọn các bits bạn phải nhấn bút “Write” để ghi vào chip. 

Hình 4. Chọn nguồn xung nội 1MHz (đồng thời tắt JTAG, Boot Loader, BOD). 


Hình 5. Chọn nguồn xung nội 2MHz (đồng thời tắt JTAG, Boot Loader, BOD). 


Hình 6. Chọn nguồn xung nội 4MHz (đồng thời tắt JTAG, Boot Loader, BOD). 


Hình 7. Chọn nguồn xung nội 8MHz (đồng thời tắt JTAG, Boot Loader, BOD). 

       Xung giữ nhịp từ mạch thạch anh bên ngoài (Crystal): dùng xung nội có nhược điểm là tấn số xung đã được giữ cố định trong 4 mức và tấn số cao nhất có thể đạt là 8MHz trong khi AVR cho phép làm việc ở 16Mhz, mặc khác sai số cũng tương đối lớn khi xùng xung nội. Dùng thạch anh để tạo xung giữ nhịp là một giải pháp tốt, có thể tạo một mạch thạch anh đơn giản và nối với 2 chân XTAL1 và XTAL2 của AVR như trong hình 8. 


Hình 8. Mạch tạo xung ngoài bằng thạch anh. 

     Để “báo” cho AVR biết là chúng ta muốn sử dụng thạch anh ngoài làm mạch tạo xung, hãy set các Fuse bits CKSEL3:0 thành 1 trong 2 giá trị: 1111 hoặc 1010 (nhị phân). Trong trường hợp này, Fuse bit CKOPT có tác dụng chọn giữa 2 chế độ khuyếch đại, chế độ CKOPT = 0 (programmed)  thích hợp với thạch anh có tần số lớn nhất là 16MHz và CKOPT=1 (unprorgammed) khi tần số thạch anh nhỏ hơn hoặc bằng 8MHz. Các hình 9 và 10 gợi ý cách set Fuse bits để chọn nguồn xung nhịp là mạch thạch anh ngoài với  các tần số lớn nhất 8MHz và lớn nhất 16MHz. 


Hình 9. Chọn xung giữ nhịp từ thạch anh ngoài với tần số lớn nhất là 8MHz. 


Hình 10. Chọn xung giữ nhịp từ thạch anh ngoài với tần số lớn nhất là 16MHz. 

    Sau khi đã chọn các Fuse bits, việc cuối cùng và rất quan trọng là ghi các Fuse bits này vào chuip bằng cách nhấn nút “Write” (PonyProg).
    Đối với các chương trình nạp chip khác, Fuse bits cũng được set tương tự.

THIETKEMACHDIENTU.NET

NGUỒN: HOCAVR.COM

Code AVR - C, học AVR, Làm quen AVR, Lập Trình AVR, Mã AVR - C, tài liệu avr, Tài Liệu Vi Điều Khiển,Thiết lập Fuse Bits

Đăng nhận xét

Author Name

{picture https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjN0PUWA2genMqX3Sm26mBTX_30OJgDenoIi4K6BR-E1vl3nI7LALp0X759QZgzqrMcGBB7jEbdZnubJbp4n2ZZ22KT196CWCg9DLs3MfEivocdmkjZEPEn-A42hyphenhyphen9dmsca0VIDQr_LjqM/s512-Ic42/pham-van-ngoc-anh.jpg}

Tôi là Ngọc Anh. Tôi đến từ Nghệ An. Tôi tốt nghiệp một trường đại học tại Sài Gòn. Hiện tôi đang phát triển công ty riêng. Liên lạc với tôi qua:

{facebook https://www.facebook.com/phamvanngocanh}
{twitter https://twitter.com/nghiphong1993}
{google https://plus.google.com/+dientuchiase/posts}
{youtube https://www.youtube.com/channel/UCeJKhA_goBNFmDw6RKNtmYQ}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.