Chip từng tháo 1 máy tính cầm tay nhỏ..nó bị đứt dây nối chỗ màn LCD với mạch..chip hồi đó không biết nối kiểu gì...lấy keo con voi dán..^^" có cách này hay lắm..các bạn điện tử xem nhé
Chuẩn bị vật liệu
- Bút chì (tầm cỡ 3B, 4B trở lên).
- Giấy ráp loại mịn.
- Keo Dog X-66 (còn gọi là keo con chó) có bán rộng rãi tại các cửa hàng bán keo.
Tiến hành
Đầu tiên bạn gọt bút chì ra rồi mài phần ruột bút lên giấy ráp để nghiền ruột bút chì ra thành dạng bột. Bột này chính là bột Graphit có nguồn gốc từ cacbon nên có khả năng dẫn điện.
Khi mài xong bạn đổ phần bột này ra giấy để sử dụng trong các bước tiếp theo.
Tìm một chiếc cốc thủy tinh thí nghiệm để làm cốc trộn. Nếu sử dụng ít bạn có thể đổ keo lên một mảnh thủy tinh nhỏ cũng được.
Đổ bột Graphit lên keo với tỉ lệ 2 phần keo, 3 phần Graphit.
Tỉ lệ trộn của 2 thành phần này sẽ quyết định khả năng dẫn điện của hỗn hợp sau này. Với tỉ lệ trên bạn có thể sử dụng để nối trong các mạch đơn giản điện thế thấp như mạch bàn phím.
Sau khi trộn đều ta sẽ thu được một hỗm hợp quánh dẻo và dính.
Thử nối 2 sợi dây bằng mối nối keo này và đo thử bằng đồng hồ.
Kết quả khá khả quan, mối nối chắc chắn sẽ dẫn điện kém hơn kim loại nên chỉ có thể sử dụng ở những mạch có dòng điện nhỏ.
Loại keo này có thời gian khô vào khoảng 7 tới 8 tiếng, nên sau khi dán bạn cần để khô rồi mới mang ra sử dụng được. Bạn có thể thay thế loại keo nó trên bằng loại keo mềm khác vì keo chỉ mang tính chất kết dính không quyết định khả năng dẫn điện của hợp chất.
Vậy là chỉ với những nguyên liệu hết sức đơn giản và rẻ tiền, các bạn đã có thể tạo ra loại keo hàn có thể sử dụng trên những loại vật liệu không thể sử dụng cách hàn truyền thống. Và chiếc bàn phím bị liệt của bạn đã có cơ hội hồi sinh trở lại.
Chúc các bạn vui vẻ với thủ thuật này!
Mạch điện là thứ không thể thiếu trong các thiết bị điện tử hiện nay, đa phần những bảng mạch có trong các thiết bị phần cứng đều là mạch đồng và hàn bằng thiếc. Nên khi bị đứt bạn có thể hàn lại dễ dàng bằng mỏ hàn nhiệt. Thế nhưng không phải loại mạch nào cũng được làm bằng đồng và dùng thiếc hàn để nối các linh kiện.
Điển hình như mạch bên trong một chiếc bàn phím. Nếu từng mở bàn phím ra quan sát chắc bạn sẽ dễ nhận thấy toàn bộ mạch các phím bấm của bàn phím được vẽ trên nhựa bằng một loại mực có khả năng dẫn điện (pha bạc). Lấy một ví dụ đơn giản là bạn đang có một chiếc bàn phím khá "xịn" và một ngày nào đó đột nhiên một vài phím bị liệt. Cảm thấy tiếc nuối cho chiếc bàn phím hàng khủng hết hạn bảo hành, bạn thử mở ra xe bên trong có cái gì và tình cờ phát hiện thấy vị trí mạch dẫn đến nút bị liệt đã bị mờ đi.
Những trường hợp thế này hàn bằng thiếc là bất khả thi bởi nhiệt độ nóng chảy của lớp nhựa bên dưới còn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ của thiếc hàn. Để xử lý vấn đề này bạn sẽ cần đến một loại bút sử dụng mực bạc dẫn điện, nhưng những loại bút này khá đắt và không phổ biến ở Việt Nam. Đây là lúc bạn cần đến một loại hỗn hợp có thể nối các mạch bị đứt mà không cần dùng đến nhiệt.
Điển hình như mạch bên trong một chiếc bàn phím. Nếu từng mở bàn phím ra quan sát chắc bạn sẽ dễ nhận thấy toàn bộ mạch các phím bấm của bàn phím được vẽ trên nhựa bằng một loại mực có khả năng dẫn điện (pha bạc). Lấy một ví dụ đơn giản là bạn đang có một chiếc bàn phím khá "xịn" và một ngày nào đó đột nhiên một vài phím bị liệt. Cảm thấy tiếc nuối cho chiếc bàn phím hàng khủng hết hạn bảo hành, bạn thử mở ra xe bên trong có cái gì và tình cờ phát hiện thấy vị trí mạch dẫn đến nút bị liệt đã bị mờ đi.
Những trường hợp thế này hàn bằng thiếc là bất khả thi bởi nhiệt độ nóng chảy của lớp nhựa bên dưới còn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ của thiếc hàn. Để xử lý vấn đề này bạn sẽ cần đến một loại bút sử dụng mực bạc dẫn điện, nhưng những loại bút này khá đắt và không phổ biến ở Việt Nam. Đây là lúc bạn cần đến một loại hỗn hợp có thể nối các mạch bị đứt mà không cần dùng đến nhiệt.
Chuẩn bị vật liệu
- Bút chì (tầm cỡ 3B, 4B trở lên).
- Giấy ráp loại mịn.
- Keo Dog X-66 (còn gọi là keo con chó) có bán rộng rãi tại các cửa hàng bán keo.
Tiến hành
Đầu tiên bạn gọt bút chì ra rồi mài phần ruột bút lên giấy ráp để nghiền ruột bút chì ra thành dạng bột. Bột này chính là bột Graphit có nguồn gốc từ cacbon nên có khả năng dẫn điện.
Khi mài xong bạn đổ phần bột này ra giấy để sử dụng trong các bước tiếp theo.
Tìm một chiếc cốc thủy tinh thí nghiệm để làm cốc trộn. Nếu sử dụng ít bạn có thể đổ keo lên một mảnh thủy tinh nhỏ cũng được.
Đổ bột Graphit lên keo với tỉ lệ 2 phần keo, 3 phần Graphit.
Tỉ lệ trộn của 2 thành phần này sẽ quyết định khả năng dẫn điện của hỗn hợp sau này. Với tỉ lệ trên bạn có thể sử dụng để nối trong các mạch đơn giản điện thế thấp như mạch bàn phím.
Sau khi trộn đều ta sẽ thu được một hỗm hợp quánh dẻo và dính.
Thử nối 2 sợi dây bằng mối nối keo này và đo thử bằng đồng hồ.
Kết quả khá khả quan, mối nối chắc chắn sẽ dẫn điện kém hơn kim loại nên chỉ có thể sử dụng ở những mạch có dòng điện nhỏ.
Loại keo này có thời gian khô vào khoảng 7 tới 8 tiếng, nên sau khi dán bạn cần để khô rồi mới mang ra sử dụng được. Bạn có thể thay thế loại keo nó trên bằng loại keo mềm khác vì keo chỉ mang tính chất kết dính không quyết định khả năng dẫn điện của hợp chất.
Vậy là chỉ với những nguyên liệu hết sức đơn giản và rẻ tiền, các bạn đã có thể tạo ra loại keo hàn có thể sử dụng trên những loại vật liệu không thể sử dụng cách hàn truyền thống. Và chiếc bàn phím bị liệt của bạn đã có cơ hội hồi sinh trở lại.
Chúc các bạn vui vẻ với thủ thuật này!
Theo GENK.VN
Đăng nhận xét