Một số bạn phàn nàn mạch Đồng hồ thời gian thực hẹn giờ phiên bản trước:
Hướng dẫn làm mạch đồng hồ Hẹn giờ
Của mình Lập trình + Thiết kế mạch làm hay bị lỗi ( P/S: mình làm thì chẳng bị lỗi nào cả) Nên hôm nay sẽ cho ra mắt mạch đồng hồ Giờ Phút Giây Hẹn Giờ Phiên bản Final đẹp, gọn, câu dây rất ít làm tỉ lệ thành công 90% lại chuẩn giờ phút giây hẹn báo thức đã test thành công trên 2 mạch.
I. Nguyên liệu cần chuẩn bị :
[info title="LINH KIỆN CẦN THIẾT" icon="info-circle"]
- Chip AT89C51/AT89C52/AT89S51/AT89S52 Chọn dòng chip nào cũng được.
- IC DS1307 - Loại tốt sẽ chạy đúng giờ - Trên thị trường có loại 10k và loại 40k
- 2 tụ hóa 10uF
- 1 tu hóa 470uF
- 4 tụ gốm 33pF
-1 thạch anh 12Mhz
-1 thạch anh 32.768Khz ( hay thạch anh đồng hồ) - Loại tốt sẽ chạy chuẩn
-1 Đế Chip 40 chân
- 1 đế ic 8 chân
-1 đế pin 3v
- 1 pin 3v
- 6 nút bấm nhỏ
-10 điện trở 1k
- 4 điện trở 10k
- 5 trở 100R
- 5 trở 330R
- 20 Trở 1k
- 5 led báo nút bấm màu vàng 5li
- 1 IC LM7805
- 1 trở băng 103
- 3 led 7 đoạn Anode chung loại led 7 thanh đôi.
-10 tranzitor C1815
- 1 Loa chip kêu chân cắm
[/info]
[/info]
♥ Một số hình ảnh linh kiện thật.
Đế chip 40 chân |
Led 7 thanh đôi |
Chip At89C52 |
DS1307 |
Thach anh 12Mhz |
Thach anh 32Mhz |
Đế Pin 3V |
Pin 3V |
Led báo nguồn và trạng thái nút bấm |
Tụ hóa 10uF - 100uF |
LM7805 |
Tụ gốm 33pF |
Trở băng 103 |
II. Làm mạch đồng hồ:
- Mạch đồng hồ phiên bản lần này đạt độ chuẩn cao nhưng khi các bạn làm mạch cũng hết sức chú ý, cuối bài viết này sẽ có thêm mục Tư Vấn để các bạn hiều thêm.
- Cũng như những bài hướng dẫn trước Chip cũng chỉ tận tình từng " Tọa độ " linh kiện.
(File mạch in Chuẩn PDF + File Max orcad )
Đánh dấu linh kiện |
Vị trí linh kiện |
Tham khảo so do layout |
III. Nạp chương trình vào IC
( File Hex Real Time Clock Alarm : Hỗ trợ 89C51/C52/S51/S52)
IV. Tư vấn giải đáp - làm mạch:
Một số bạn hỏi các xác định nút bấm nhỏ như thế nào? Xác định chân của trở băng như thế nào? Tuy chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng nếu không thực tế sẽ dẫn đến sai xót mà không biết tại sao.?
Chip cũng trả lời ngắn như sau:
- Nút bấm nhỏ ( to) loại 4 cực thì sẽ có 2 chân thông thông nhau khi chưa bấm nút thì 2 chân đó không được cắm vào 2 lỗ tiếp điểm ( cần thông nhau) trên mạch, chỉ có 2 chân nào bấm nút mới thông thì 2 chân đúng, ( cách xác định đơn giản cho bạn nào chưa có đồ nghề..lấy viên bin điện thoại, nối con led đúng chiều..cho led sáng trước, rồi chạm 2 chân bấm nút) Phương pháp này đảm bảo tính cẩn thận thôi..còn khi làm mạch chỉ lật nút bấm lên nhìn bụng nút bấm nhận ra ngay)
- Còn trở băng thì nhìn dấu cộng hình vuông( hay hình thoi ấy) nó chính là chân dương nối nguồn.
- Trả lời vấn đề tranzitor: Những tranzitor bé như ngon tay thì cực B C E đếm từ phải qua trái mặt có chữ. Tranzitor to từ ngón tay cái trở lên đếm từ trái qua phải B C E
- Trả lời vấn đề trở, tụ gốm, thạch anh là những loại không phân cực cắm tứ tung đều được.
- Trả lời vấn đề tụ hóa sẽ phân cực hay được ký hiệu như 10uF..thì chân dài dương, ngắn âm ( giống led) nếu cụt chân rồi nhìn ký hiệu cạnh có dấu trừ (-) là âm.
- Trả lời vấn đề IC: Tuyệt đối không cắm ngược ic khả năng chết chip hoặc hư hại linh kiện khác. Chiều đếm từ vị trí dấu khuyết ngược chiều kim đồng hồ sẽ ra chân.
♠ Như vậy là hầu hết vấn đề được giải quyết: Qua nhiều bài hướng dẫn làm mạch từ trước đến giờ nhiều bạn sẽ có những kinh nghiệm làm mạch. Nhưng bài này Chip cũng muốn chi tiết để các bạn đỡ " chém gió" linh tinh trong lúc làm mạch " Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng"
- Bước làm mạch in rất quan trọng, không như mạch công nghiệp gia công độ chính xác và ổn định cao, mạch làm bằng tay rủi ro như lúc in lên mạch không dính, rồi lúc rửa chủ quan để bong mạch hoặc ngâm quá lâu mạch bị hoan ố rất xấu. Kinh nghiệm của Chip là in mạch 100% ( tỉ lệ tiêu chuẩn) lên giấy thủ công A4 sẽ rất dễ in mạch
+ vặn Bàn là max nóng ( đừng để bụp thì toi) rồi là đều tay chừng 10 phút đều các cạnh cho các đường mạch nổi rõ hẳn lên chữ rõ nhỏ vài giọt nước ( đừng nước bọt na)
+ tiếp là rửa rồi phơi xem còn đường nào đứt lấy bút xóa vẽ chồng lên
+ Nói đến đây dài rồi nhiều bạn khó chịu đọc dài, nhưng cố đọc lấy kinh nghiệm đúc kết, ngâm mạch pha đậm 1 chút rồi đừng tót đi chơi xem phim thì toi mạch, ngồi lắc chậu thau có thuốc rửa đều mạch vừa ăn nhanh lại không sợ ngấm sâu trong giấy vì bột sắt oxi hóa rất mạnh.
+ Đem lấy Axeton ( hoặc xăng) hoặc lười nhất quả đất lấy cái bàn chải cọ xong lấy ít xà phòng đánh hết là xong( cách này mạch bị bào mòn nên hạn chế dùng).
+ Sau khi rửa xong ngồi ngắm lại vừa khoan vừa ngắm xem chỗ nào nứt mạch ( dù chỉ hơi nứt cũng coi như hở mạch) " vá mạch" bằng thiếc ngay lập tức..lại coi xem chạm dây chỗ nào. lấy mũi nhọn vạch thật sạch. Mạch mà dính vào nhau coi như vứt đi như dính " ếch " ấy. Đến lúc cắm linh kiện lỗi lung tung.
Có vẻ ngon rồi nhỉ? Còn điều gì thắc mắc Chém vào Comment bên dưới nhé.
Đăng nhận xét